Đánh bài online Nền tảng tin cậy

Phòng Quản lý đào tạo đại học

Thứ tư - 17/07/2019 00:15
- Địa chỉ: Phòng D105, D106, D107, D108,Đánh bài online – số 36 đường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.- Điện thoại: (024)37 532 864 máy lẻ 113, 130; (024) 37 533659- Email: [email protected]
 
I. Danh sách cán bộ, viên chức Phòng Quản lý đào tạo
 
Stt Họ và tên Chức danh Số phòng Số điện thoại - Địa chỉ - E-Mail
ĐT: (024).37533.659 - 37532.864/ máy lẻ: 113;130:
Cơ quan/số máy lẻ E-Mail
1 Vũ Ngọc Hoa Trưởng Phòng D106 130 [email protected]
2 Đỗ Thị Thanh Mỹ P.Trưởng phòng D106 130 [email protected]
3 Nguyễn Xuân Kiểm P.Trưởng phòng D108 113 [email protected]
4 Lê Văn Hùng Chuyên viên D107 113 [email protected]
5 Bùi Thị Thảo Chuyên viên D107 113 [email protected]
6 Nguyễn Anh Quyền Chuyên viên D107 113 [email protected]
7 Nguyễn Vinh Hải Chuyên viên D107 113 [email protected]
8 Cao Anh Thịnh Chuyên viên D105 130 [email protected]
9 Phạm Ngọc Tú Giảng Viên D108 113 [email protected]
10 Tạ Văn Tân Chuyên viên D108 113 [email protected]
11 Đinh Thị Hồng Vui Chuyên viên D105 130 [email protected]
12 Nguyễn Thị Yến Giảng Viên D105 130 [email protected]



II.Giới thiệu Phòng Quản lý đào tạo
1. Vị trí và chức năng Phòng Quản lý đào tạo Đại học là đơn vị chức năng thuộc Đánh bài online , có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc xây dựng chiến lược phát triển các ngành, bậc, hệ đào tạo của Trường; quản lý, tổ chức tuyển sinh; quản lý chương trình, kế hoạch đào tạo, quá trình đào tạo đại học; quản trị, khai thác dữ liệu đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Phát triển ngành, chuyên ngành và chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng:
1.1. Xây dựng, trình Hiệu trưởng phê duyệt quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển các hệ đào tạo của Trường về cơ cấu ngành, nghề, mục tiêu, quy mô và phương thức đào tạo;
1.2. Quản lý, tổ chức phát triển chương trình đào tạo; quản lý các đề cương chi tiết học phần;
1.3. Triển khai thực hiện thủ tục đăng ký mở ngành, chuyên ngành đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội.

2. Tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng:
2.1. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tham mưu giúp Hiệu trưởng về phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng;
2.2. Thực hiện kế hoạch tuyển sinh hằng năm các bậc, hệ đào tạo đại học, cao đẳng trong Trường.
3. Kế hoạch đào tạo trình độ đại học, cao đẳng:
3.1. Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giảng dạy cho khóa đào tạo trình độ đại học, cao đẳng;
3.2. Xây dựng, quản lý thời khóa biểu các lớp trình độ đại học, cao đẳng tại trụ sở chính;
3.3. Quản lý việc đăng ký học phần của người học; xác nhận khối lượng tín chỉ của người học đăng ký;
3.4. Xác nhận khối lượng giờ giảng của giảng viên giảng dạy tại trụ sở chính của Trường;
3.5. Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ, các Khoa, Trung tâm, Phân hiệu, và Cơ sở trong việc định mức giờ giảng của giảng viên.
4. Quản lý quá trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng:
4.1. Triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy định về công tác đào tạo; tham mưu xây dựng các văn bản quản lý về công tác đào tạo của Trường;
4.2. Quản lý kết quả học tập chung trong toàn trường; xếp hạng năm đào tạo, học lực; nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập; thực hiện cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học; miễn học cho người học trình độ đại học, cao đẳng;
4.3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức xét tốt nghiệp; tổ chức bế giảng các khoá học trình độ đại học, cao đẳng của Trường;
4.4. Tổ chức quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tổ chức lễ tốt nghiệp và bảng điểm; xác nhận và cấp kết quả học tập (bảng điểm) hằng kỳ và toàn khoá của người học các lớp đại học, cao đẳng;
4.5. Chủ trì liên kết đào tạo trình độ đại học, cao đẳng với các cơ sở đào tạo khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
4.6. Quản lý công tác cố vấn học tập; hướng dẫn nghiệp vụ cho cố vấn học tập trong toàn Trường;
4.7. Thực hiện công tác báo cáo thống kê hoạt động quản lý đào tạo theo quy định;
4.8. Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại Phân hiệu Quảng Nam; Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh theo phân công của Hiệu trưởng;
4.9. Tham mưu giúp Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đào tạo;
5. Quản trị và khai thác dữ liệu phần mềm quản lý đào tạo:
5.1. Quản trị hệ thống phần mềm Quản lý đào tạo;
5.2. Cập nhật dữ liệu thông tin về các hoạt động quản lý đào tạo;
5.3. Khai thác dữ liệu trong phân hệ Quản lý điểm, phân hệ Quản lý sinh viên;
5.4. Cung cấp các thông tin quản lý đào tạo để phục vụ giới thiệu, quảng bá các hoạt động đào tạo của Trường.
6. Thừa lệnh Hiệu trưởng ký các văn bản, giấy tờ có liên quan theo phân công của Hiệu trưởng.
7. Quản lý và tổ chức đánh giá viên chức, người lao động thuộc Phòng; Tham gia đánh giá công chức, viên chức quản lý, viên chức và người lao động trong Trường theo quy định.
8. Quản lý và sử dụng tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất được giao theo quy định của Trường và của pháp luật.
9. Xây dựng dự toán tài chính thực hiện nhiệm vụ hoạt động hằng năm theo kế hoạch của đơn vị và các hoạt động đơn vị được giao chủ trì thực hiện.
10. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ và theo yêu cầu của Hiệu trưởng về hoạt động của Phòng.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc 1. Cơ cấu tổ chức
a) Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng.
b) Các Tổ, Bộ phận chuyên môn theo quy định.
2. Chế độ làm việc
2.1. Trưởng phòng
a) Trưởng phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Phòng được quy định tại Điều 2 của Quy định này và chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của Phòng trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Phòng.
b) Căn cứ vào các quy định của pháp luật và tình hình thực tế phát triển của Phòng, Trưởng phòng đề xuất Hiệu trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các tổ, bộ phận thuộc Phòng.
c) Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Trưởng phòng ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Trưởng phòng điều hành công tác, giải quyết công việc của Phòng.
2.2. Phó Trưởng phòng
a) Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
b) Khi được Trưởng phòng ủy quyền bằng văn bản để điều hành công tác, giải quyết công việc của Trưởng phòng trong thời gian Trưởng phòng vắng mặt, Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ trong thời gian được ủy quyền; không được ủy quyền lại cho người khác những nội dung được Trưởng phòng ủy quyền.
2.3. Viên chức và người lao động
Viên chức và người lao động thuộc Phòng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.4. Tổ trưởng, Trưởng bộ phận thuộc Phòng
Tổ trưởng, Trưởng bộ phận thuộc Phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của tổ, bộ phận.
2.5.Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, viên chức và người lao động thuộc Phòng thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường.
III.Những thành tích nổi bật của Phòng Quản lý đào tạo
1. Một số thành tích đạt được
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (01)
- Danh hiệu lao động tiên tiến xuất sắc của Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước và của trường (06),
- Giấy khen Chi bộ xuất sắc (04).
2. Kết quả đào tạo
2.1 Hệ chính quy
- Đại học hệ chính quy đã có 01 khóa đào tạo năm 2012-2016.
- Cao đẳng hệ chính quy: đã và đang đào tạo từ 2006 đến nay có 7 khóa học.
- Cao đẳng liên thông hệ chính quy: đào tạo từ 2007 (06 khóa đã tốt nghiệp).
- Trung cấp chuyên nghiệp: đào tạo 40 khoá học.
- Đào tạo Cao đẳng, Trung cấp Nghề: 11 khoá học.
- Hiện nay Trường đang đào tạo Đại học khóa 1 cho 4 ngành đào tạo, Cao đẳng từ khóa 5 đến khóa 7 cho 11 ngành đào tạo; Trung cấp chuyên nghiệp từ khóa 39-40 cho 7 ngành đào tạo.
2.2 Hệ vừa làmvừa học:
-Trung cấp chuyên nghiệp: 222 lớp
-Cao đẳng: 29 lớp
-Cao đẳng liên thông: 28 lớp
-Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ: 180 lớp
3.Các hoạt động khác:
3.1. Liên kết đào tạo:
- Trong nước: thực hiện liên kết đào tạo với nhiều đơn vị như: các Sở Nội vụ, Trường chính trị và Trung tâm Giáo dục thường xuyên các tỉnh...
- Quốc tế: tham gia đào tạo cho nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
3.2. Ứng dụng đào tạo nâng cao, chất lượng chuyên môn.
- Hội thi giáo viên dạy giỏi: được tổ chức hằng năm
- Hội thảo:
“Đổi mới phương pháp giảng dạy”
“Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012”
“Đổi mới chất lượng giáo dục đại học từ phương pháp giảng dạy”
“Kỹ năng giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn ngành Văn thư, Lưu trữ, Quản trị Văn phòng,Quản trị Nhân lực, Thư ký…”
- Hội thi học sinh giỏi hàng năm: ký năng nghiệp vụ Vănthư, Lưu trữ văn bản và Kỹ thuật đánh máy, Soạn thảo Văn bản, Quản trị Văn phòng..

 

Tác giả: Cập nhật ngày 17/7/2019

  Ý kiến bạn đọc

Đánh bài online
Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm100
  • Hôm nay2,657
  • Tháng hiện tại72,536
  • Tổng lượt truy cập6,858,952
Cố vấn học tập
Nop san pham khoa hoc
Trung tâm Thông tin Thư viện
Cổng thông tin Sv.georgfilm.com
Thi truc tuyen
http://tongdai111.vn/
Phân hiệu tại Quảng Nam
Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ
Trung tâm Dịch vụ công
Tạp chí Khoa học Nội vụ
Phân hiệu tại Tp Hồ Chí Minh
Viện nghiên cứu và phát triển
Dang ky tin chi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi